Kinh tế - văn hóa - xã hội Người_Việt

Kinh tế

Có thể nói nền kinh tế mạnh nhất là nền nông nghiệp lúa nước. Nền văn minh lúa nước đã được khai sinh từ rất ngàn đời xưa và đạt được trình độ nhất định. Nền nông nghiệp phát triển cũng nhờ một phần vào sự đào đê, đào nương. Ngoài nghề nông nghiệp, người Kinh cũng làm một số các nghề khác ví dụ như chăn nuôi gia súc, làm đồ thủ công...

Văn hóa

Văn học

Văn học của người Kinh đã từng tồn tại từ rất lâu và được truyền miệng qua truyển cổ, ca dao, tục ngữ... Nghệ thuật phong phú như ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, múa, diễn xướng... Hàng năm thì theo truyền thống các làng đều tổ chức hội làng với các sinh hoạt cộng đồng. Khoảng sau Công nguyên, người Kinh bị Bắc thuộc nên đã dùng chữ Hán nhưng sau này tự tạo chữ viết riêng là chữ Nôm. Tuy nhiên chữ Hán vẫn là ngôn ngữ chính thức được dùng trong hành chính và giáo dục. Từ khoảng thế kỷ thứ 16 các giáo sĩ truyền giáo đến từ phương Tây thấy cần dùng chữ cái Latin để ký âm tiếng Việt. Từ đó xuất hiện chữ Quốc Ngữ được sử dụng rộng rãi ngày nay.[43] Năm 1945, 95% dân số Việt Nam mù chữ[44] nhưng đến năm 2010 tỷ lệ biết chữ ở người lớn là 97,3%[45]. Tuy nhiên tỷ lệ đọc sách của người Việt khá thấp ở mức 0,8 cuốn sách/người/năm[46]. Với mức này, có thể nói người Việt chưa có văn hóa đọc[47].

Người Kinh có truyền thống ăn trầu cau, hút thuốc lá, nước vối, nước chè, hút thuốc lào, các loại cơm, cháo, xôi, mắm tôm, thịt chó, trứng vịt lộn. Việc hút thuốc lá, thuốc lào có lẽ sau thế kỷ 16, sau khi cây thuốc lá nhập vào Việt Nam từ châu Mỹ. Ngoài các giá trị vật chất, người Việt còn có những giá trị tâm linh như việc thờ cúng tổ tiên, giỗ và các lễ hội như Tết. Các tôn giáo phổ biến như Phật giáo, Công giáo Rôma, đạo Cao Đài...

Trang phục

Trang phục truyền thống trong đám cưới của người Việt

Nói chung người Việt Nam dù ở Bắc, Trung hay Nam đều có cách mặc gần giống nhau. Các loại quần áo như áo ngắn mặc với quần lá tọa ống rộng, quần có cạp hoặc dùng dây rút. Thời xưa thì đàn ông để tóc dài, búi tó, hoặc thắt khăn đầu rìu,... Vào các lễ hội đặc biệt thì mặc áo dài khăn đống, mùa áo đơn giản không có văn hoa. Chân thì đi guốc mộc.

Vào thời xưa thì phụ nữ người Kinh ai cũng mặc yếm. Váy thì váy dài với dây thắt lưng. Các loại nón thông thường như thúng, ba tầm... Trong những ngày hội thì người phụ nữ thường mặc áo dài. Các thiếu nữ thì hay làm búi tóc đuôi gà. Các đồ trang sức truyền thống như trâm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng tay mang phong cách tùy theo từng vùng. Phụ nữ Nam Bộ thường mặc áo bà ba với các kiểu cổ như tròn, trái tim, bà lai với các khăn trùm đầu. Nón lá có thể nói là nón được sử dụng rộng rãi nhất cho phụ nữ thời xưa do nó có thể tự làm và che nắng rất tốt.

Xã hội

Theo truyền thống ngàn đời thì người Kinh sống theo làng. Nhiều làng họp lại thì thành một . Mỗi làng có thể có nhiều xóm. Nếu tính ra một thôn của miền Bắc thì bằng với một ấp của miền Nam. Trong các làng và xã đều có luật lệ riêng mà mọi người đều phải thi hánh. Các làng miền Bắc thường được che chắn bằng cách trồng tre hoặc xây cổng kiên cố. Mỗi làng đều có nơi hội tụ và thờ lạy chung. Một số làng có đình thờ thành hoàng làng, là người được coi là thần bảo hộ của làng. Vào thời xưa thì phụ nữ bị cấm không được đến đình làng.

Tầm vóc

Hiện nay, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164 cm, thấp nhất Châu Á, thua 8 cm so với Nhật và 10 cm so với Hàn Quốc.[48] Còn chiều cao của nữ giới thì gần 154 cm.

Theo tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam cho biết tại buổi họp báo sáng 8 tháng 10 năm 2014, người Việt thấp bé nhẹ cân không phải thuộc tính di truyền mà có thể cải thiện nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Nhà cửa

Phong cách và hình dạng nhà cửa tùy theo từng vùngmiền. Chủ yếu là nhà được xây dựng bằng những vật liệu sẵn có như cỏ khô, rơm rạ, tre nứa. Nhà điển hình là nhà lá 3 gian hoặc 5 gian. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết khí hậu nên nhà cửa ở miền trung và miền nam có chút ít khác biệt nhưng nhìn chung vẫn là kết cấu nhà 5 gian. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân nên nhà ở đã có sự thay đổi cả về kết cấu và vật liệu xây dựng. Hầu như nhà nào cũng có phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn và nhà bếp (đôi khi phòng ăn và nhà bếp là một).

Hôn nhân gia đình

Theo truyền thống thì người đàn ông là trụ cột gia đình. Các đứa con đều lấy họ cha và được coi là nối nghiệp tông đường. Dòng họ của bố là "họ nội" còn dòng họ bên mẹ là "họ ngoại". Đứa con trai đầu thường là người giao cho trọng trách nhiều nhất trong gia đình. Mỗi họ đều có chỗ thờ họ và người trưởng họ sẽ lo việc chung. Cháu trai của đời con trai đầu được gọi là "cháu đích tôn". Hôn nhân chỉ được chấp nhận dưới dạng một chồng một vợ. Quan hệ đồng tính hiện chưa được chính phủ chấp nhận tại Việt Nam.[49][50] Việc cưới xin thì thưởng phải đi qua các nghi thức truyền thống của người Việt. Người Kinh coi trong sự trinh trắng và đức hạnh của người con gái và còn quan tâm đến gia thế của họ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Việt http://www.abs.gov.au/ausstats/abs@.nsf/Lookup/by+... http://www12.statcan.gc.ca/census-recensement/2016... http://www.stats.gov.cn/english/newsandcomingevent... http://www.explore-qatar.com/archives/all_qatar_to... http://www.explore-qatar.com/imglib/spencer_4.jpg http://i14.photobucket.com/albums/a324/martin_fier... http://www.thanhniennews.com/2010/pages/20130101-m... http://www.vietnamtourism.com/v_pages/country/over... http://www.migration-info.de/mub_artikel.php?Id%3D... http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon2/doc...